Giáo dục giá trị văn hóa truyền thống cho học sinh


     Trong bối cảnh toàn cầu hóa, trước hết là toàn cầu hóa về kinh tế, đã làm đảo lộn nhiều giá trị đã từng được xem là chuẩn mực trong đời sống cộng đồng. Tuy nhiên nhiều người không ý thức được rằng: các giá trị văn hóa của mỗi dân tộc đều có sức sống riêng, tạo nên bản sắc, tính đa dạng và sự khác biệt của chính dân tộc ấy. Chính vì vậy mà người ta tiếp thu các tư tưởng văn hóa ngoại bang một cách ồ ạt, không có chọn lọc, không “gạn đục, khơi trong”. Hậu quả đương nhiên xét về mặt văn hóa là dễ tạo ra thói quen quên lãng truyền thống, mất phương hướng trong thưởng thức và sáng tạo nghệ thuật, lối sống gấp gáp, không tình không nghĩa, không còn lý tưởng,...  Điều đó là trái ngược với truyền thống dân tộc. Thực tế đó đặt ra cho công tác giáo dục học sinh hiện nay ngoài việc trang bị các tri thức khoa học còn cần phải giáo dục các giá trị văn hóa truyền thống giúp các em nhận ra giá trị đích thực và sức sống lâu bền của các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc.

 

     Giáo dục truyền thống cách mạng, giáo dục giá trị văn hóa dân tộc cho học sinh, suy cho cùng chính là thực hiện chiến lược con người, xây dựng con người mới với những phẩm chất mới nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới đất nước. Làm tốt công tác giáo dục truyền thống cách mạng dân tộc cho học sinh trong các nhà trường sẽ có tác dụng chuyển hóa sức mạnh tinh thần, năng lực trí tuệ của tuổi trẻ thành sức mạnh vật chất, để phát huy tối đa sức mạnh nội sinh của dân tộc. Như vậy, chúng ta mới có thể vừa có thể tiến lên văn minh hiện đại, vừa giữ gìn các giá trị văn hóa dân tộc, tạo lập con đường phát triển ổn định và bền vững cho đất nước trong thế kỷ mới.

 

     Giáo dục giá trị văn hóa truyền thống cho học sinh không phải là vấn đề đơn giản chỉ riêng nhà trường làm được. Trình độ văn hóa của con người, không phải tự nhiên sẵn có mà phải được rèn luyện có hệ thống chủ yếu nhất là phải thông qua hoạt động lao động, nếu không dựa trên lao động thì không thể phân biệt rạch ròi các tiêu chuẩn cái đẹp cái xấu, nhờ nó mà tư tưởng tình cảm của con người  ngày thêm phong phú và có cơ sở để xác định những gì là giá trị hay phản giá trị nhất là trong văn hóa.

 

     Giáo dục cho học sinh lòng nhân ái, tôn trọng các giá trị truyền thống của dân tộc, lối sống văn minh, phù hợp với hoàn cảnh của đất nước, trách nhiệm của cá nhân trước cộng đồng để trên cơ sở đó, học sinh có đủ năng lực thẩm thấu những giá trị văn hóa của dân tộc, tự bảo vệ và chống lại những phản văn hóa ngoại lai.

 

     Giáo dục giá trị văn hóa truyền thống cho học sinh thông qua việc xây dựng đời sống văn hóa tinh thần phong phú. Trong bối cảnh hội nhập, những mặt trái do cơ chế thị trường là không nhỏ, lối sống thực dụng, quay lưng lại với các giá trị truyền thống dân tộc… Chỉ có thể hạn chế, đẩy lùi hiện tượng này trên cơ sở tạo ra tổng hợp lực trên mọi lĩnh vực, trong đó việc xây dựng đời sống văn hóa tinh thần phong phú lành mạnh đóng một vai trò quan trọng.

 

     Giáo dục giá trị văn hóa truyền thống cho học sinh bằng nhiều hình thức như:

- Giáo viên các môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân, Nhạc, Mĩ thuật đưa vào bài giảng các nội dung hoặc yêu cầu bài tập gắn với các di tích lịch sử, văn hóa ở địa phương, có thể tổ chức học chính khóa hoặc hoạt động ngoại khóa cho học sinh ngay tại khu di tích.

- Giáo dục thông qua tấm gương người tốt việc tốt.

- Tổ chức cho học sinh sưu tầm, ghi chép lịch sử địa phương; triển lăm giới thiệu truyền thống địa phương

- Phân công các lớp, các chi đội (đảm bảo tất cả học sinh đều được tham gia) nhận nhiệm vụ bảo quản, sửa sang các nghĩa trang liệt sỹ, các di tích lịch sử cách mạng, chăm sóc thương binh và các gia đ́ình liệt sỹ, gia đ́nh có công với cách mạng, ...

- Tổ chức tốt những ngày kỷ niệm lớn. Nhân những ngày kỷ niệm lớn, tổ chức những hoạt động sinh hoạt truyền thống sinh động, phù hợp với nội dung ngày kỷ niệm và yêu cầu giáo dục truyền thống. Đợt sinh hoạt truyền thống có những hoạt động cụ thể sau đây:

+ Mời các anh hùng, chiến sĩ, các đồng chí lăo thành cách mạng, các nhà văn hóa, trí thức, sĩ quan quân đội tiêu biểu nghỉ hưu cựu cán bộ Đoàn, các gia đình có công với cách mạng, những công nhân có thành tích, có tướng lĩnh, văn nghệ sỹ... kể chuyện hoặc đối thoại với học sinh.

+ Tổ chức cho các đội viên ưu tú được đứng gác danh dự cho các nghĩa trang liệt sỹ trong những ngày lễ lớn.

+ Khuyến khích tổ chức các hình thức như viếng, đặt hoa để tưởng nhớ và biết ơn các anh hùng liệt sỹ nhân những dịp có ý nghĩa sâu sắc trong cuộc đời như kết nạp đội, kết nạp đoàn, các đợt tuyên dương khen thưởng…

+ Tuyên truyền cổ động: Thông tin thành tích chào mừng ngày kỷ niệm, những tư liệu lịch sử ở địa phương và cả nước... qua hệ thống khẩu hiệu, bản tin, phát thanh, tuyên truyền măng non, báo tường, triển lãm những h́ình ảnh, hiện vật lịch sử.


Chưa có lời bình nào. Bắt đầu