Công ước về Quyền Trẻ em – Nhìn từ góc độ giáo dục

Công ước của LHQ về Quyền Trẻ em đưa ra danh sách tối thiểu các nghĩa vụ của Nhà nước đối với trẻ em; tuy nhiên, danh sách này cũng chính là cơ sở để khuyến khích chúng ta xem xét ứng dụng rộng rãi hơn ngoài phạm vi danh sách tối thiểu các quyền được quy định cụ thể.


  

Các yếu tố chính ảnh hưởng đến kết quả học tập và các điều khoản của Công ước

 James Hopkins
Cố vấn về Kỹ năng sống của Thanh thiếu niên, Cứu trợ Trẻ em Mỹ
Tháng 1/2000

 

Công ước của LHQ về Quyền Trẻ em đưa ra danh sách tối thiểu các nghĩa vụ của Nhà nước đối với trẻ em; tuy nhiên, danh sách này cũng chính là cơ sở để khuyến khích chúng ta xem xét ứng dụng rộng rãi hơn ngoài phạm vi danh sách tối thiểu các quyền được quy định cụ thể.

Công ước có thể được sử dụng như một công cụ cho các cuộc thảo luận về cải cách hệ thống trường học nhằm làm cho nhà trường thân thiện hơn với trẻ em. Tài liệu này nhằm cung cấp một cách thức dễ tiếp cận giúp cho các nhà giáo dục xem xét các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến kết quả học tập và có liên quan đến một số điều khoản của Công ước: Công ước nhìn từ góc độ giáo dục.

Đạt được các kỹ năng học tập cơ bản - kỹ năng sống, đọc, viết và tính toán, là cơ sở để đạt mục tiêu Giáo dục cho Tất cả (Education for All); tuy nhiên, có nhiều yếu tố quan trọng có ảnh hưởng mạnh đến việc học, bao gồm khả năng tiếp cận, bình đẳng, đặc điểm cá nhân của học sinh, môi trường gia đình và nhà trường, và các yếu tố khác. Danh sách các yếu tố này được rút ra từ khung lý luận được xây dựng cho Dự án Theo dõi Kết quả Học tập, Giai đoạn I, do UNESCO và UNICEF đồng thực hiện. Tác giả tài liệu này đã cố gắng lập ra một danh sách đầy đủ hơn các yếu tố và những cản trở đối với việc học tập của trẻ em và các đièu khoản liên quan của Công ước. Danh sách này có thể được xem như là một xuất phát điểm để các giáo viên và nhà cán bộ giáo dục đánh giá thực trạng trường học của mình dựa vào các yếu tố ảnh hưởng dến việc học tập có liên quan đến Công ước về Quyền Trẻ em.

 

Đạt được các kỹ năng học tập cơ bản
và các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập

Phng theo D án Theo dõi Kết quả học tập (Giai đoạn I), do UNESCO/UNICEF đng thc hin


 

Công ước Quốc tế về Quyền Trẻ em - nhìn từ góc độ giáo dục
Tìm hiểu sự liên hệ giữa các yếu tố chính ảnh hưởng đến kết quả học tập với Công Ước Quốc tế về Quyền trẻ em

 

 

Tiếp cận với giáo dục (Tiếp nhận tất cả trẻ em) (Điều 28)
 
·        Giáo dục tiểu học bắt buộc
Trẻ sống xa trường học mà không có phương tiện đi lại an toàn để đến trường
Trẻ có nhu cầu đặc biệt cần có các cơ hội học tập khác nhau
Trẻ không được khai sinh
Trẻ vô gia cư
Trẻ lao động
Trẻ lo sợ bạo lực trên đường tới trường, đường về nhà hay ở ngay trong trường
Trẻ phải sơ tán vì các cuộc xung đột hay thiên tai
Trẻ em gái, đặc biệt là các em sống trong các cộng đồng mà trong đó vai trò giới hạn chế các em đến trường
Trẻ sống xa cha mẹ và đang được chăm sóc bởi những người có thể cũng nghèo và không coi trọng giáo dục
Trẻ không được tiếp cận với cơ sở giáo dục mầm non
 
·        Tuyển sinh, đi học, lên lớp/lưu ban, tốt nghiệp
Chi phí trực tiếp – giáo dục tiểu học miễn phí (Điều 28)
Chí phí gián tiếp - được bảo vệ không phải tham gia lao động ảnh hưởng tới việc học tập (Điều 32)
Khoảng cách đi lại/khó khăn cho việc đi học và an toàn
Tiếp cận chương trình giáo dục phù hợp - chuẩn bị cho cuộc sống (Điều 29)
 
Cơ hội bình đẳng & Không phân biệt đối xử (Điều 2)
 
·        Tuyển sinh, đi học, lên lớp/lưu ban, tốt nghiệp (Điều 28)
Cha mẹ thiên vị chỉ muốn cho con trai hay con gái đi học  (ví dụ, chỉ cho con trai hay con gái được đi học)
     Trẻ trong các gia đình có sự khác biệt với cộng đồng về ngôn ngữ, tôn giáo, tầng lớp, dân tộc hay các đặc điểm văn hoá khác
Trẻ khuyết tật và có các nhu cầu đặc biệt
Trẻ kém về khả năng ngôn ngữ thể hiện
Có hay không có các chương trình và cơ sở vật chất phát triển mầm non
Trẻ em gái vị thành niên có thai
Trẻ em bị ảnh hưởng hay nhiễm AIDS, bao gồm cả các em mồ côi

 

 
Môi trường cá nhân:  Các đặc điểm của học sinh (Điều 6 – Tồn tại & Phát triển)
 
·        Năng lực học tập chủ động (Điều 24 – Sức khoẻ)
Tình trạng sức khoẻ/dinh dưỡng:  thiếu chất dinh dưỡng, bệnh giun sán,
sốt rét, các giác quan kém, đói tạm thời, hỗ trợ về tâm lý từ người chăm sóc
Kinh nghiệm học tập trước khi vào học mầm non (Điều 18)
 
Môi trường gia đình:  Các tình huống ngoài nhà trường (Điều 18 – Trách nhiệm của cha mẹ đối với việc nuôi dưỡng vả phát triển)
 
·        Tuyển sinh, đi học, lên lớp/học đúp (Điều 28)
Cần chăm sóc em nhỏ
Nghèo đói và nhu cầu trong gia đình về lao động trẻ em
Quan điểm cho rằng các em gái không cần đi học và phí tiền vì cuối cùng thì các em cũng lấy chồng và đi theo chồng
Học vấn của cha mẹ
 
·        Hỗ trợ học tập từ gia đình
Các cơ hội để trẻ em bày tỏ ý kiến và được tôn trọng (Điều  12 & 13)
Các cơ hội để được giải trí và vui chơi (Điều 31)
Môi trường giáo dục về ngôn ngữ trong gia đình (Điều 30)
Thái độ của cha mẹ đối với giáo dục (Điều 3)
 
Môi trường lớp học: Không khí lớp học và cách thức giảng dạy (phù hợp với sự phát triển)
·        Tuyển sinh, đi học, lên lớp/lưu ban (Điều 28 & 3)
Học sinh không cùng tuổi học chung một lớp
Quá đông học sinh trong một lớp, tỷ lệ học sinh/giáo viên
Tập huấn cho giáo viên và sự hiểu biết của giáo viên về quyền trẻ em và sự phát triển ở trẻ em
Thái độ và sự tôn trọng của giáo viên đối với các quyền của trẻ em và quan hệ giao tiếp với học sinh
Thân thiện với học sinh gái – giáo viên nữ
 
·        Bạo lực trong nhà trường: kỷ luật, xử phạt bằng roi vọt, bắt nạt (Điều 16, 19, 28,37)
Các vấn đề riêng tư, và bảo vệ để không bị xúc phạm đến danh dự và uy tín (Điều 16)
Bảo vệ khỏi mọi hình thức bạo lực thân thể hay tinh thần, thương tổn hay lạm dụng và đối xử tàn tệ  (Điều 19)
Các hình thức kỷ luật được áp dụng tôn trọng nhân phẩm của trẻ (Điều 28)
Không trẻ em nào phải chịu sự tra tấn, hay bị đối xử hay trừng phạt một cách độc ác, vô nhân đạo, coi thường (Điều 37)
 
·        Tôn trọng ý kiến trẻ em và quyền tự do bày tỏ ý kiến (Điều 12 & 13) 
Cơ hội để trẻ em trình bày ý kiến, các ý kiến đó được tôn trọng và có sức nặng
(Điều 12 & 13)
Sử dụng phương pháp và quá trình dạy và học tích cực có sự tương tác với học sinh
Ban đại diện lớp học và ban đại diện học sinh (Điều 15 - tự do lập hội và hội họp hoà bình) 
 
·        Sử dụng các phương pháp học tập hiệu quả có sự tham gia tích cực, coi  học sinh là trung tâm (Điều 3 - lợi ích tốt nhất của trẻ) 
Phát triển tối đa nhân cách, tài năng và khả năng tinh thần và thể chất của trẻ (Điều 29)
Các cơ hội giải trí, vui chơi và các hoạt động văn hoá (Điều 31)
Năng lực, sự hỗ trợ, địa vị và khen thưởng đối với giáo viên
Hợp tác quốc tế tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận các phương pháp giảng dạy tiên tiến (Điều 29)
 
Môi trường nhà trường (Điều 3 – lợi ích tốt nhất của trẻ)
·        Cơ sở vật chất của nhà trường  
Cơ sở vật chất: lớp học an toàn, được bảo vệ khỏi các yếu tố, có nước sạch, khu vệ sinh sạch sẽ (nam riêng, nữ riêng), có bàn ghế  
 
·        Sách giáo khoa, tài liệu học tập, thư viện
 
·        Không khí lớp học – một môi trường an toànvà có trật tự
Chủ trương phòng chống bạo lực, quấy rối, phân biệt đối xử
Chủ trương sách chống lại các hành vi tiêu cực của học sinh và giáo viên (ví dụ: đe doạ, chế nhạo, quấy rối tình dục hay tinh thần, trừng phạt bằng roi vọt, phân biệt đối xử)
Các mối quan hệ được đôi bên tôn trọng, chăm sóc nhau và hỗ trợ nhau về mặt tình cảm
 
·        Chương trình giáo dục phù hợp với cuộc sống của trẻ (Điều 6 – phát triển, 29 – mục đích của giáo dục)
Chuẩn bị cho trẻ sống có trách nhiệm trong một xã hội tự do, theo tinh thần hiểu biết lẫn nhau, hoà bình, khoan dung, bình đẳng giới, và hữu nghị giữa các dân tộc, các nhóm thiểu số và các tôn giáo
Phát triển kỹ năng đọc, viết, tính toán và kỹ năng sống.
Hình thành thái độ tôn trọng quyền con người & các quyền tự do cơ bản
Phát triển lòng kính trọng cha mẹ, tôn trọng bản sắc, ngôn ngữ và giá trị văn hoá dân tộc mình, các giá trị quốc gia.
Biết tôn trọng môi trường tự nhiên
Tiếp cận với thông tin vì hạnh phúc xã hội, tinh thần và đạo đức và vì sức khoẻ thể lực (Điều 17)
Tiếp cận với giáo dục về sức khoẻ và dinh dưỡng trẻ em, vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, phòng tránh tai nạn (Điều 24)
 
·        Học sinh tham gia quản lý trường học (Điều 12 & 13 – tôn trọng ý kiến trẻ em & và quyền tự do bày tỏ ý kiến) 
Các hội đồng lớp học và hội học sinh (Điều 15 - tự do lập hội và hội họp hoà bình) 
·        Các dịch vụ sức khoẻ và dinh dưỡng cho học sinh (Điều 24)

 


Chưa có lời bình nào. Bắt đầu